Chuyển đổi số trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Trong giai đoạn 2020-2021, các doanh nghiệp trên thế giới đang có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức về chuyển đổi số.

Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc và là xu hướng tất yếu để có thể phát triển và sinh tồn.

Hiện nay, Chuyển đổi số đã dần thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo trên thế giới. Họ dần nhận thấy được hiệu quả gia tăng năng suất hoạt động, chi phí và thời gian vận hành khi chuyển đổi số. Cùng với đó, các động thái trong việc áp dụng chuyển đổi số đã ngay lập tức bắt đầu.

 Quan điểm chuyển đổi số chỉ thấy được ở các công ty lớn, giàu tiềm lực về kinh tế mới có thể tiếp cận được đã không còn chính xác. Hiện nay, những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn nhân lực đã có thể tiếp cận được với những công nghệ, giải pháp số để phục vụ kinh doanh

Tốc độ chuyển đổi số trên thế giới tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó, khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á. Những tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng về GDP của các quốc gia, khu vực khác nhau:

Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%.

Mô hình làm việc kết hợp giữa làm việc tại nhà hoặc văn phòng đã thay đổi đáng kể  cách thức làm việc của doanh nghiệp. Khái niệm về Hybrid Work Model được hiểu là nhân viên có thể chọn làm việc tại nhà hoặc văn phòng một cách thuận tiện, không bị gò bó.

Theo thống kê, có 54% số nhân viên đã từng làm việc từ xa cho rằng, họ muốn phân chia thời gian giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng một cách kết hợp. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì mô hình làm việc kết hợp cũng có thể cho phép nhân viên tối ưu năng suất làm việc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Hành trình chuyển đổi số trên thế giới của quốc gia gắn liền với hành trình chuyển đổi số của 3 trụ cột: kinh tế số, chính quyền số, và xã hội số. Tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh và chiến lược phát triển, các quốc gia sẽ lựa chọn một số ngành nghề thế mạnh để chuyển đổi số.

Trong bảng chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có điểm trung bình là 41/120, đứng thứ 55 về mức độ chuyển đổi số trên thế giới. Lợi thế to lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT để thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh với các nước trong khu vực.

 Tuy nhiên, điểm yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến năng lực quản trị nội bộ chưa cao, thiếu nhân sự có năng lực về CNTT, hệ thống CNTT và khả năng tích hợp công nghệ còn hạn chế và quan trọng là nhận thức về tầm quan trọng cũng như tầm nhìn về chuyển đổi số còn chưa cao.

 Các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh chiến lược và cần có một lộ trình cụ thể từ kế hoạch cho tới triển khai theo từng giai đoạn cả về công nghệ cũng như nhân lực cho phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

Xuân Đài

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
116 người đang online