Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tạo hành lang thông thoáng cho giao dịch số

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tạo hành lang thông thoáng cho giao dịch số

Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) năm 2023 đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ 94,74% tán thành, có nhiều chính sách mới nổi bật giúp công nhận giao dịch điện tử sẽ có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Có thể coi Luật này là Luật cơ bản về chuyển đổi số.

 

Luật GDĐT năm 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 29/11/2005 đã tạo hành lang pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế cho giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Kết quả tổng kết thực tiễn 17 năm thực hiện Luật GDĐT năm 2005 cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Luật GDĐT năm 2005 tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung.

Do đó, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Luật GDĐT năm 2005 là cần thiết để tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia; khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật GDĐT năm 2005; khẳng định giá trị pháp lý cho giao dịch điện tử, công nhận giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch trong môi trường thực; ưu tiên, khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử bằng các chính sách giúp thực hiện giao dịch điện tử với thời gian nhanh hơn, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, được bảo đảm an toàn, tin cậy hơn.

1. Một luật nhưng giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số

Luật nào trước đây chưa quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật GDĐT. Giao dịch điện tử có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống.

2. GDĐT toàn trình, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống

Luật GDĐT khắc phục tình trạng GDĐT phức tạp hơn, lâu hơn, đắt đỏ hơn và vẫn phải thực hiện song song cả 2 hình thức, làm chậm tiến trình CĐS; Quy định về chuyển đổi giữa giấy và điện tử thông suốt, không rào cản; Dịch vụ tin cậy lần đầu tiên đưa vào Luật đóng vai trò tạo niềm tin thúc đẩy GDĐT.

3. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thực hiện hợp đồng điện tử

Luật đưa ra cơ sở pháp lý để Bộ trưởng các Bộ có thể ban hành theo thẩm quyền quy định về hợp đồng điện tử trong ngành, lĩnh vực của mình.

4. Luật hóa vai trò của các nền tảng số quốc gia

Đây là công cụ điều phối quan trọng của Bộ Thông tin và Truyền thông là nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số.

5. Luật hóa việc CQNN được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hàng năm (kinh phí sự nghiệp)

Bước đầu tháo gỡ khó khăn về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp cho công tác duy trì, vận hành hệ thống thông tin gồm thuê tư vấn xây dựng CSDL; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn an ninh mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.

6. Quy định rõ chính sách chia sẻ dữ liệu, giám sát, kiểm tra, thanh tra trực tuyến

Đặt cơ sở pháp lý quan trọng trong việc QLNN sử dụng dữ liệu lớn thay vì QLNN theo cách truyền thống. Đặc biệt là công tác chia sẻ dữ liệu, giám sát các hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.


Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
197 người đang online