Xử lý nghiêm việc tung tin giả, đưa tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ai cũng có thể tạo ra thông tin chỉ với một chiếc điện thoại được kết nối Internet. Trong đó, nguy hại nhất là những tin tức được cố ý sắp xếp, dàn dựng nhằm tạo dư luận và vì một mục đích không tốt đẹp nào đó. Việc thông tin để nhiều người biết, để định hướng dư luận hay để nhắc nhở mọi người cùng cảnh giác là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng những thông tin chưa xác thực, việc tung tin không có căn cứ có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Và nguy hại hơn là gây hoang mang, tạo dư luận xấu trong xã hội

     Những ngày qua, cùng với nỗi lo để phòng tránh không bị lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, thì cộng đồng xã hội còn bị đau đầu, hoang mang bởi hàng loạt tin đồn, tin giả, tin sai sự thật về sự lẫy nhiễm Covid-19 hay người chết do Covid-19 ở nước ta.

     Cũng giống như nhiều vụ việc khác, gần đây trên mạng xã hội đã có nhiều tài khoản cá nhân, kể cả người nổi tiếng đã chia sẻ, phát tán thông tin thiếu căn cứ, không chính xác về dịch bệnh Covid-19. Ví dụ như: “Chỗ mình đã có 2 người bị nhiễm corona”, “Chỉ cần 1 cái hắt xì của người bị bệnh có thể đẩy hàng nghìn con virus lan tỏa trong không khí và chúng có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai”,  “Dịch corona sắp về bên em rồi các bác ạ, ngạt mũi, khó thở, đau họng” vv… Trong những tin ấy, có người chỉ nghe lời đồn, có người lại bịa đặt thông tin để phát tán, gây hoang mang dư luận. Mục đích của những thông tin này có thể là chỉ gây sự chú ý, hay trò chuyện  phiếm. Nhưng cũng có những kẻ lại bịa đặt thông tin để câu view, để nhằm mục đích riêng hoặc tạo dư luận xấu trong xã hội. Và từ những thông tin này đã có nhiều người nhẹ dạ, cả tin lại vô tình tiếp tay cho cái sai bằng cách chia sẻ bài viết cho cộng đồng để nỗi hoang mang lan rộng, lan xa hơn. Rõ ràng, cộng đồng đang bị hoang mang, bị tấn công bởi các tin giả, tin sai sự thật trong những ngày cả thế giới đang nóng bỏng với công tác phòng chống dịch bệnh.

(ảnh chụp một số thông tin sai sự thật được đăng tải trên mạng xã hội)

     Trong thời đại 4.0 hiện nay, ai cũng có thể tạo ra thông tin chỉ với một chiếc điện thoại được kết nối Internet. Trong đó, nguy hại nhất là những tin tức được cố ý sắp xếp, dàn dựng nhằm tạo dư luận và vì một mục đích không tốt đẹp nào đó. Việc thông tin để nhiều người biết, để định hướng dư luận hay để nhắc nhở mọi người cùng cảnh giác là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng những thông tin chưa xác thực, việc tung tin không có căn cứ có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Và nguy hại hơn là gây hoang mang, tạo dư luận xấu trong xã hội. Rõ ràng mạng không ảo, phát ngôn trên không gian mạng không hề ảo bởi đứng đằng sau đều là những con người thật. Phát ngôn sai trái, thông tin chưa chính xác, tiêu cực lan truyền có thể gây tác động xấu đến người khác, đến xã hội.

      Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 15 về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05 chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông đăng tải các bản tin về tình hình dịch chính xác, kịp thời và các biện pháp để người dân chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành y tế phòng, chống dịch hiệu quả.

      Theo quy định, nếu tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây bất an trong dư luận ở mức độ nặng thì có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự. Cụ thể, nếu cơ quan chức năng có căn cứ xác định người tung tin thất thiệt nhằm gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân, thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người đó về hành vi vu khống, được quy định tại Điều 156 - Bộ luật Hình sự, với mức phạt tù cao nhất là 7 năm. Tại Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định, trường hợp phao tin đồn sai sự thật nhằm xuyên tạc, câu like hoặc phục vụ cho mục đích kinh doanh qua mạng,... thì người đăng tin sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.

       Theo Ban chỉ đạo huyện về phòng chống dịch bệnh Covid-19, đến nay, trên địa bàn huyện nhà chưa có trường hợp nào mắc Covid-19. Công tác phòng chống dịch bệnh đã và đang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Tuy nhiên, đã xuất hiện 1 vài thông tin không chính xác, thiếu cơ sở kiểm chứng về tình hình dịch bệnh này trên 1 số tài khoản cá nhân, có tài khản là của cán bộ, viên chức. Để hạn chế việc đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội về công tác kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thì các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan chức năng phải đưa tin chính xác về tình hình dịch bệnh cùng những khuyến cáo cần thiết để người dân không hoang mang lo lắng và chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, để hiểu đúng, thấy chính xác sự việc, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, mọi người hãy cập nhật, theo dõi tin tức từ những trang, những kênh thông tin chính thống. Mỗi người dân trên địa bàn cũng cần nâng cao trách nhiệm với những thông tin do mình đăng tải, chia sẻ lên môi trường mạng; cảnh giác, chọn lọc thông tin, không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở. Việc gì chưa rõ, chưa biết thì không nên đăng tải. Việc gì gây nguy hại, làm ảnh hưởng và tạo dư luận xấu đến cộng đồng, xã hội thì không nên chia sẻ.

 

Đặng Quân - Đài TT huyện

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
111 người đang online