Giới thiệu chung về xã Tống Trân

Đăng ngày 03 - 12 - 2010
100%

Xã Tống Trân là quê hương của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Tống Trân; Là nơi có Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Tống Trân đã được Nhà nước xếp hạng và công nhận là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1992.

 

Xã Tống Trân nằm ở phía Nam của Huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên có tuyến đê ngăn lũ Sông Luộc chạy qua địa bàn Xã. Phía Bắc giáp xã Minh Tiến; Phía Nam giáp là con Sông Luộc giáp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; Phía Đông giáp xã Nguyên Hoà; Phía Tây giáp xã Minh Phượng Huyện Tiên Lữ. Xã có diện tích tự nhiên là 8,9 Km2 được chia làm 3 thôn gồm: Võng Phan,An Cầu và Trà Dương. Dân số toàn xã: 7395 người và trên 4500 lao động. Trong đó nữ chiếm: 55,8% với 4073 người. Mật độ dân số bình quân: 823 người/Km2 trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân trong xã đã đoàn kết, khắc phục khó khăn hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu kế hoạch mà Đại hội Đảng bộ xã khoá XXV đã đề ra. Kinh tế tăng tr­ưởng khá, văn hoá - xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đ­ược giữ vững; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể có nhiều tiến bộ; Đời sống nhân dân ngày càng đ­­ợc cải thiện; nông nghiệp nông thôn có nhiều đổi mới. Đó là cơ sở vững chắc để thực hiện nhiệm vụ những năm tiếp theo.

I - Những thành tựu nổi bật:

1- Về kinh tế:

Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế hàng năm đạt khá, bình quân đạt 11,5%/năm. Trong đó nông nghiệp tăng 3 - 5%, Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 7,5%, thương mại, dịch vụ tăng 15%;

Tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2005 là 53 tỷ 387 triệu đồng; Năm 2010 ước đạt 88 tỷ đồng.

 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ có sự chuyển biến tích cực đặc biệt là thương mại, dịch vụ;

Năm 2005 là: 74,2% - 12,3% - 13,5%.

Năm 2010 đạt: 62% - 14% - 24%.

Thu nhập bình quân đầu ng­ười năm 2005 là: 6 triệu 650.000 đồng;

Năm 2010 ước đạt: 11 triêụ đồng;

Kết quả thực hiện mục tiêu CNH - HĐH Nông nghiệp, nông thôn;

Tống Trân điểm xuất phát thấp, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ và sự phấn đấu lỗ lực của cán bộ và nhân dân trong xã, các mục tiêu về phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng đều đạt và vượt, các công trình về điện, đường, trường, trạm và hệ thống tưới, tiêu cơ sở hạ tầng đã được tu bổ cơ bản, về cơ cấu giống trà vụ có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành vùng chuyên canh trồng cây có giá trị kinh tế cao, bước đầu đã đưa cơ giới vào sản xuất đây là cơ sở để thực hiện các bước về CNH - HĐH Nông nghiệp, nông thôn.

Về công tác xoá đói giảm nghèo đã được Đảng uỷ và các ngành chức năng tập trung chỉ đạo để các hộ sớm tiếp cận các kênh vươn lên, do vậy công tác xoá đói giảm nghèo giảm  còn dưới 5%.

Trong nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu giống, trà vụ tỷ lệ gieo cấy trà xuân muộn tăng, trà xuân sớm giảm, diện tích gieo cấy mạ non bằng những giống mới cho năng xuất cao, giá trị hàng hoá.

Cây vụ đông đã được nhân dân quan tâm trồng những cây có giá kinh tế cao, bước đầu quy hoạch diện tích dược mạ và hình thành vùng chuyên canh trồng cây rau màu, củ quả.

a - Nông nghiệp:

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có những chuyển biến tích cực, coi trọng phát triển đồng bộ giữa trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá;

* Trồng trọt: Thực hiện cơ cấu trà vụ, tăng trà xuân muộn và trà mùa sớm, giảm trà xuân sớm và trà mùa muộn, nhân dân gieo cấy giống lúa có chất lượng hàng hoá đạt 35%, nhóm giống lúa có năng xuất cao đạt 65%; hàng năm đưa 15 - 20% giống lúa lai vào gieo cấy, năng xuất bình quân qua các năm ước đạt 120 tạ/ha; tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt từ 3 - 5% chất lượng tăng trưởng khá ổn định, đã có nhiều biện pháp để kích cầu, đầu tư cho nông nghiệp phát triển.

* Trồng cây vụ đông: Đã được nhân dân trồng với diện tích nhiều hơn, tập trung vào các loại cây có giá trị kinh tế cao, diện tích cây vụ đông trên đất hai lúa hàng năm đạt 30 - 40%; Giá trị sản xuất từ trồng trọt năm 2010 ước đạt 18 tỷ 367 triệu đồng, tăng bình quân 3,5%/ năm. Giá trị thu trên ha diện tích canh tác năm 2010 ước đạt 54 triệu đồng;

          * Kinh tế trang trại vừa và nhỏ phát triển có hiệu quả toàn xã có trên 50 mô hình VAC cho thu nhập ổn định khoảng 40 - 60 trđ/ năm. Bước đầu hình thành mô hình cấy lúa chuyển sang trồng rau màu, củ, quả cho giá trị kinh tế cao và cây công nghiệp vùng bãi.

* Coi trọng công tác phòng chống lụt, bão, úng. Chủ động xây dựng kế hoạch và xử lý kịp thời các tình huống và sự cố do bão lụt gây ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng và tài sản của nhân.

* Hoạt động của HTXDVNN: Chủ yếu tập trung vào khâu dịch vụ tưới, tiêu làm đất và sâu bệnh, đảm bảo kịp thời phục vụ nhân dân sản xuất đúng lịch cơ cấu, trà vụ.

 * Chăn nuôi: gia súc, gia cầm và thuỷ sản đã trở thành ngành chính giá trị thu chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp 51% (Trồng trọt 41%, cây có giá trị kinh tế cao chiếm 8%) Trong chăn nuôi nhân dân đã tiếp thu KHKT chú trọng đầu tư giống mới có nhiều mô hình chăn nuôi với quy mô lớn tập trung, hàng năm cho thu nhập kinh tế cao.

* Nuôi trồng thuỷ sản: Toàn xã có 53 ha ao, hồ đầm, được các hộ đang chuyển hướng sang nuôi cá hàng hoá có giá trị kinh tế cao; Sản l­ượng cá hàng năm ước đạt 87 tấn.

Tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản năm 2010 ước đạt 23 tỷ 419 trđ, tăng bình quân 4,5% năm;

* Công tác quản lý đất đai: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Luật đất đai và bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện dự án hiện đại hoá công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính. Triển khai kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 và 2015.

b- Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng:

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tiếp tục được đầu tư phát triển. Năm 2006 ước thu là 6 tỷ 614 triệu đồng; Năm 2010 ước đạt 9,5 tỷ đồng;

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5%/ năm; Dự án lò gạch công nghệ cao vào địa phương đã giải quyết việc làm cho 60 lao động. Đang tiếp tục thực hiện dự án lò gạch TUYLEN và bến bốc xếp hàng hoá; Toàn xã hiện có khoảng 300 lao động làm chuyên các ngành nghề; Số đi lao động xuất khẩu là 60 người; Số lao động đi làm các Doanh nghiệp là 1.200 người; Trong xã có 27 hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp nh­ư gò, hàn xì, sửa chữa xe máy, xe đạp, đồ điện tử, có 356 hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ, máy làm đất, vận tải hàng hoá, may mặc, mổ lợn, đò ngang và dịch vụ bến bãi;

Cơ sở hạ tầng đ­ược đầu tư­ nâng cấp, trong 5 năm qua đã làm được 3,6 km  đường bê tông thôn, xóm; đường liên thôn, xã đang được trải nhựa và bê tông hoá với tổng chiều dài 2km, hoàn thiện thủ tục vay vốn lắp đặt mới trạm biến áp 250KVA thôn An Cầu và bàn giao hệ thống lưới điện cho ngành điện quản lý;

Trường mầm non đã được đầu tư xây dựng trường, lớp khang trang, sạch đẹp, trường THCS và Tiểu học được xây dựng kiên cố trong khuôn viên sach, đẹp;

Trạm y tế xã được tu bổ nâng cấp; Xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế vào năm 2008, Công trình Trụ sở làm việc được xây dựng khang trang với tổng số tiền 3 tỷ 600 trđ, tiến hành xây dựng Nhà Văn hoá xã khoảng 2 tỷ 900 trđ để kịp đưa vào sử dụng phục vụ Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI;

C - Thư­ơng mại dịch vụ: Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ như vận tải, may mặc, làm đất, sâu bệnh, tưới, tiêu và mở rộng mô hình điểm tập trung ở các thôn để phát triển buôn bán, kinh doanh hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm nội địa và khai thác có hiệu quả chợ Võng Phan, mở rộng dịch vụ bến bãi và các dịch vụ khác;  Năm 2006 ước thu là 9 tỷ 916 triệu đồng; Năm 2010 ước đạt 17,5 tỷ đồng tăng bình quân 15 %/ năm;

Về công tác tài chính tín dụng:

- Về hoạt động tài chính đảm bảo nề nếp theo luật ngân sách và đ­ược quản lý chặt chẽ qua hệ thống kho bạc Nhà nư­ớc; các nguồn thu chủ yếu từ hoa lợi công sản, ao, hồ, đầm và nguồn công trợ cấp trên đảm bảo hoạt động của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổng thu ngân sách xã Năm 2005 là 392 Triệu đồng, năm 2010 ước đạt 675 triệu đồng; 

- Tổng chi ngân sách xã năm 2005 là 845 Triệu đồng, năm 2010 là 4 tỷ 852 Triệu đồng (Trong đó XD trụ sở và Nhà văn hoá Xã) Chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

2- Văn hoá - xã hội.

a. Sự nghiệp giáo dục - Đào tạo:

Đã có nhiều chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trư­ờng Mầm non đã huy động các cháu 5 - 6 tuổi đến lớp đạt 100%; Việc phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. Các nhà trường vẫn duy trì đ­ược nề nếp dạy và học, chất lượng dần đi vào thực chất; số học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học tăng cao: Năm 2005 là 23 cháu; Năm 2006 là 16 cháu; Năm 2007 có 18 cháu; năm 2008 là 19 cháu; Năm 2009 có 50 cháu trong đó (Đại học là 27 và 23 cháu đỗ Cao đẳng); Năm 2010 có 33 cháu thi đỗ vào các trường đại học. Trường Tiểu học vẫn giữ vững trường chuẩn quốc gia, từng bước đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia vào các năm tiếp theo;

          b. Sự nghiệp Y tế, dân số gia đình và trẻ em;

Sự nghiệp y tế được quan tâm chăm lo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tăng cường chỉ đạo về công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch và các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế; duy trì tốt nề nếp trực trạm theo lịch, xứng đáng với danh hiệu xã đạt chuẩn về y tế.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn lồng ghép dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”, mô hình “ Gia đình ít con”. Tuyên truyền vận động nhân dân ngặn chặn tình trạng mất cân bằng về giới tính, hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3, giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức 0,5%.

c. Văn hoá  thông tin thể dục thể thao và các chính sách xã hội:

Tiếp tục triển khai, thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ", xây dựng khu dân cư tiên tiến, vận động các tầng lớp nhân dân duy trì và nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, làng văn hoá; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Các thôn đã thành lập được tổ thu gom rác thải đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả. Toàn xã có 1.512 gia đình văn hoá đạt 87,5%, có 3/3 làng giữ vững danh hiệu làng văn hoá sau thẩm định, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã giảm. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và giữ vững, các khu di tích và nghĩa trang liệt sỹ được trùng tu, nâng cấp, nhà văn hoá ở 3 thôn được đầu tư sửa chữa khang trang, sạch đẹp.

Xã Tống Trân có Lễ hội truyền thống Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Tống Trân được tổ chức vào ngày 14 tháng 4 Âm lịch. Xã có cụm di tích lịch sử, văn hoá: Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Tống Trân; Đình Lê Xá thôn An Cầu; Chùa Trà Dương; Xã có 2 nhà thờ Võng Phan thôn Võng Phan và nhà thờ An Giáo thôn An Cầu.Hàng năm, xã tiếp tục khai thác các nguồn lực để trùng tu, xây dựng cụm di tích lịch sử văn hóa để đưa vào hoạt động đem lại hiệu quả cao.

Quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền hoạt động của Đài truyền thanh nhằm chuyển tải kịp thời, chính xác các thông tin về kinh tế - xã hội của Tỉnh - Huyện và của địa phương, gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; biểu dương gương người tốt, việc tốt đến các tầng lớp nhân dân trong Xã.

          Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được triển khai thường xuyên, tiếp tục quan tâm chăm lo tới các đối tượng chính sách và người có công; tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân đạo từ thiện, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Chú trọng công tác đào tạo nghề và tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, ổn định tỷ lệ hộ nghèo ở mức dưới 5%. Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ, khám, chữa bệnh cho nhân dân.

            II/- ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN

Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015 diễn ra trong bối cảnh chung của đất nước có cả thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen; chính vì vậy mục tiêu chung của nhiệm kỳ là: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Xã, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tích cực huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và và bền vững, củng cố an ninh - quốc phòng. Xây dựng quê hương Tống Trân ngày càng văn minh, giàu đẹp.

- Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Trong đó giá trị sản xuất:

Nông nghiệp: 3 - 5 %;

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 22 %;

Thương mại, dịch vụ 25 %

- Cơ cấu kinh tế: NN - TTCN, XD - TM,DV: 50% - 25% - 25%.

- Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đạt 65 triệu đồng/năm

- Trồng cây vụ đông hàng năm đạt trên 40% diện tích đất 2 lúa.

- Tổng thu GDP  trên địa bàn đến năm 2015 ước đạt 167 tỷ 700 tr đồng.

- Thu nhập bình quân đầu ng­ười đến năm 2015 đạt 22,5 trđ/người/năm.

- Cả 3 thôn giữ vững danh hiệu Làng văn hoá theo tiêu chí mới

- Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức 0,5%.

- Đ­ường liên thôn cơ bản được trải nhựa hoặc bê tông các trục trung tâm.

- Mục tiêu về XD Đảng, chính quyền, đoàn thể: Phấn đấu100% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, chính quyền và các đoàn thể đạt vững mạnh có thành tích tiêu biểu, chuẩn hoá 100% đội ngũ cán bộ xã.

          Trong thời gian tới để thực hiện được một số chỉ tiêu của Đảng bộ và nhân dân xã Tống Trân có cả thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen. Đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế và đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; Phát huy truyền thống của quê hương “Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân” luôn đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, nêu cao ý thức, tự lực, tự cường tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách; tiếp tục đổi mới về mọi mặt, đoàn kết một lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ  của Đảng bộ xã Tống Trân khoá XXVI đã đề ra. Xây dựng quê hương Tống Trân giầu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; vững bước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn./.

Tin mới nhất